Loãng xương là gì? Khám loãng xương ở đâu tại Ninh Bình?

Loãng xương là một trong những bệnh lý về xương nhiều người mắc phải. Tuy nhiên, đa số người bị loãng xương chỉ phát hiện ra bệnh khi vô tình gặp một chấn thương hay đau mỏi quá phải đi khám. Ngoài ra, vì chưa hiểu rõ về bệnh mà nhiều người điều trị sai. Vậy loãng xương là gì? Điều trị loãng xương thế nào?….

1. Loãng xương là gì?

                                                                 

                                                                                               Loãng xương là gì (Ảnh internet)

Bệnh loãng xương hay còn gọi là giòn xương, xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa. Điều này khiến xương của bạn trở nên yếu hón, tăng nguy cơ gãy xương. Loãng xương thường xảy ra nhất là ở hông, đốt sống cột sống và cổ tay.

Xương của bạn là mô sống được liên tục bị phá vỡ và thay thế. Loãng xương xảy ra khi việc tạo xương mới không theo kịp với việc loại bỏ xương cũ.

Mật độ xương cao nhất khi bạn ở độ tuổi 20. Sau 35 tuổi, xương bắt đầu trở nên yếu hơn. Loãng xương ảnh hưởng đến cả nam giới và phụ nữ ở mọi chủng tộc. Nhưng phụ nữ da trắng và Châu Á, nhất là phụ nữ lớn tuổi đã mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

2. Loãng xương có mấy loại?

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, loãng xương được chia thành hai loại:

  • Loãng xương nguyên phát: là loại loãng xương do tuổi tác hoặc do tình trạng mãn kinh ở phụ nữ gây ra. Ngoài ra không có nguyên nhân nào khác. Ở phụ nữ quá trình loãng xương sẽ diễn ra sau 30 tuổi. Còn ở nam giới diễn ra sau độ tuổi 60.
  • Loãng xương thứ phát: là loãng xương do các bệnh lý hoặc do sử dụng một số loại thuốc. Thường loãng xương loại này xuất hiện sớm hơn, nặng hơn, nhiều biến chứng hơn.

Ngoài hai loại loãng xương kể trên, còn có loãng xương bẩm sinh. Nguyên nhân chính gây ra loại loãng xương nàu là do thiếu gen tổng hợp vitamin D và một số loại gen khác.

3. Nguyên nhân – cơ chế gây loãng xương

                                                                                             Cơ chế gây loãng xương

                                                                                              Cơ chế gây loãng xương (Ảnh Internet)

Bản chất của xương là các mô sống nên nó luôn trong trạng thái hủy cũ và tạo mới. Khi còn trẻ, quá trình tạo mới và hủy mô xương cũ diễn ra nhanh và khối lượng xương cũng tăng lên. Hầu hết mọi người đều có mật độ xương cao nhất khi ở độ tuổi 20. Còn khi già đi, khối lượng xương bị mất nhanh hơn mức tạo ra, gây loãng xương.

Ở nữ giới sau thời kỳ mãn kinh, lượng estrogen giảm xuống mức thấp nhất là nguyên nhân gây loãng xương. Lượng estrogen giảm  sẽ dẫn đến:

  • Làm tăng sự hủy xương
  • Giảm hoạt đông của các tế bào xương
  • Giảm khung protein
  • Giảm lắng động calci và phosphate ở xương

Tất cả những yếu tố này sẽ làm sự mất xương trong cơ thể phụ nữ tăng nhanh, khoảng 1-2% mỗi năm. Hậu quả dẫn đến loãng xương nguyên phát.

Đối với nam giới việc mất các tế bào xương diễn ra chậm hơn. Ở nam giới, hormone sinh dục quan trọn là testosterone sinh ra ở tinh hoàn, các hormone sinh dục khác như estrogen được sản xuất tại tuyến thượng thận. Việc giảm estrogen và testosterone ở nam giới cao tuổi cũng dẫn đến loãng xương.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác gây loãng xương thứ phát như:

  • + Uống nhiều rượu
  • + Không vận động do thừa cân hoặc liệt…
  • + Rối loạn ăn uống như biếng ăn
  • + Hút thuốc lá
  • + Hấp thu kém
  • + Không dung nạp lactose
  • + Sử dụng nhiều thuốc corticois hoặc heparin
  • + Bệnh Scorbut
  • + Hội chứng Sudeck – Kienbock (teo xương nhỏ bàn tay và chân sau chấn thương)
  • + Rối loạn nội tiết như nhiễm độc tuyến giáp, thiểu năng tuyến yên, đái tháo đường,…

Đồng thời các yếu tố nguy cơ như tuổi, di truyền, chủng tộc… cũng là tác nhân dẫn đến bệnh loãng xương.

4. Triệu chứng của bệnh loãng xương

                                                               Triệu chứng đau lưng

                                                                                     Triệu chứng đau lưng (Ảnh internet)

Biểu hiện của loãng xương khá kín đáo, tiến triển thầm lặng không có triệu chứng sớm cho đến khi có biểu hiện gãy xương. Các triệu chưng cơ năng đầu tiên xuất hiện có thể liên quan đến xẹp đốt sông, gãy cổ xương đùi hoặc gãy xương cẳng tay, xương dưới đòn…

Tuy nhiên, khi xương của bạn đã bị suy yếu do loãng xương, bạn có thể có các triệu chứng như:

  • + Đau mỏi lưng do xẹp đốt sống hoặc gãy xương
  • + Mất chiều cao theo chiều cao
  • + Lưng khom dần
  • + Gãy xương xảy ra rất dễ dàng dù chỉ va đập rất nhẹ…

Nếu có bất cứ bất thường nào liên quan đến xương bạn nên đi khám sớm để được phát hiện và điều trị sớm.

5. Điều trị loãng xương

Hiện nay, phương pháp điều trị loãng xương chủ yếu là kết hợp giữa:

  • + Điều trị dùng thuốc
  • + Và điều trị loang xương không dùng thuốc.

Đối với việc dùng thuốc, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ kê đơn. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc điều trị.

Một số thuốc điều trị loãng xương hiện nay gồm: Bisphossphonates, các chất chủ vận estrogen hoặc chất đối kháng, Calcition, hormone cận giáp,…

Song song với việc điều trị bằng thuốc bạn nên điều trị loãng xương thông qua một chế độ dinh dưỡng và tập thể dục phù hợp.

  • + Dinh dưỡng: lựa chọn chứng của loãng xương các thực phẩm chứ vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng cần thiết. Đặc biệt lưu tâm hơn đến những thực phẩm bổ sung canxi và vitamin D
  • + Tập thể dục: đối với người loãng xương chỉ nên tập những bài tập nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh

6. Biến chứng của loãng xương

                                                                              Biến chứng loãng xương

                                                                                   Biến chứng loãng xương (Ảnh internet)

Gãy xương do loãng xương, đặc biệt là ở cột sống hoặc hông, là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh loãng xương. Gãy xương hông thường gây ra do ngã và có thể dẫn đến khuyết tật và thậm chí tăng nguy cơ tử vong trong năm đầu tiên sau khi bị thương.

Trong một số trường hợp, gãy xương cột sống có thể xảy ra ngay cả khi bạn không ngã. Xương tạo nên cột sống (xương sống) có thể làm suy yếu đến mức đau lưng, mất chiều cao và tư thế hướng về phía trước

7. Phòng tránh bệnh loãng xương

Loãng xương thường gặp ở đối tượng người cao tuổi, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau mãn kinh… Vì thế với mỗi đối tượng lại có những lưu ý riêng. Cần đặc biệt chú ý thực hiện tốt các biện pháp phòng loãng xương ở người cao tuổi và dự phòng loãng xương ở phụ nữ mang thai. Để phòng ngừa loãng xương bạn nên:

  • + Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo bổ sung dủ canxi, vitamin D
  • + Tập thể dục 10-15 phút mooxia ngày
  • + Không hút thuốc lá, không uống rượu bia
  • + Kiểm soát cân nặng ở mức cho phép
  • + Không lạm dụng các loại thuốc chứa corticoid
  • + Tránh các chấn thương về xương nặng

Để phát hiện bệnh loãng xương sớm nhất, người bệnh có thể đến Phòng khám đa khoa Hà Nam Ninh – Hà Nội (số 188,đường Tuệ Tĩnh, phường Nam Thành, TP.Ninh Bình) để được khám và tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ chuyên môn về cơ xương khớp đến từ các bệnh viện TW như: BV Bạch Mai, BV ĐH Y Hà Nội, BV Hữu Nghị-Việt Xô, Viện 108….Phòng khám với hệ thống máy móc hiện đại, máy đo mật độ xương toàn thân Medix 90 (Pháp), máy cộng hưởng từ (MRI), máy  scanner đa dãy…….

Máy đo mật độ xương toàn thân tia X Medix 90 (Pháp) tại Phòng khám ĐK Hà Nam Ninh-Hà Nội

                                         

Máy đo mật độ xương toàn thân tia X Medix 90 (Pháp) tại Phòng khám ĐK Hà Nam Ninh-Hà Nội

                                       

Máy đo mật độ xương toàn thân tia X Medix 90 (Pháp) tại Phòng khám ĐK Hà Nam Ninh-Hà Nội

Trên đây là những điều cơ bản về loãng xương bạn nên biết để sớm có phương pháp điều trị loãng xương và phòng ngừa bệnh loãng xương sớm và đạt hiệu quả.